CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI KHI UỐNG TRÀ XANH VỚI GỪNG
Ai cũng biết rằng, lá trà xanh và gừng là những loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe. Công dụng khi uống riêng từng loại là điều không ai phải bàn cãi nữa. Nhưng khi kết hợp với nhau thì liệu nó còn tốt cho sức khỏe hay không? Đọc qua bài viết này để biết công dụng khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau nhé!
Uống trà xanh với gừng có tốt cho sức khỏe hay không?
Trà xanh, trà đen và trà ô long đều có nguồn gốc từ camellia sinensis - loại cây bụi mọc ở các vùng núi ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Trà xanh được sử dụng cho mục đích y học ở Trung Quốc và Nhật Bản trong hàng nghìn năm và vẫn được nhiều người yêu thích cho đến tận bây giờ.
Vì trà xanh thật sự có tác động tích cực đến sức khỏe của tim mạch vì chúng chứa các hợp chất hóa học được gọi là flavonoid nhưng lợi ích này cũng có thể mang tính trường hợp.
Gừng là loài thực vật hoa nhiệt đới có rễ thơm, nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đã có rất nhiều bài viết về công dụng tự nhiên của gừng. Công dụng chính của gừng là làm ấm cơ thể, giảm viêm, giảm ho. Vì thế, gừng là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam.
Cả chè xanh và gừng đều được chứng minh là có lợi cho sức khỏe. Trong suốt nhiều thế kỷ, trà xanh được cho là hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và kiểm soát chảy máu.
Trong khi đó, gừng được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, viêm khớp, hen suyễn, tiểu đường và các triệu chứng kinh nguyệt. Các nghiên cứu khoa học khẳng định gừng có khả năng giảm buồn nôn và nôn mửa do mang thai, phẫu thuật, điều trị ung thư hay đơn giản là say tàu xe. Gừng cũng được chứng minh là có thể giúp giảm viêm và giảm đau.
Công dụng chính của trà xanh khi kết hợp với gừng
Dưới đây là những tác dụng của việc kết hợp nước chè xanh với gừng:
Gừng và trà xanh sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu cho thấy uống trà xanh và gừng có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư ở những người bị ung thư phổi.
Tuy nhiên, cần lưu ý, trà xanh và gừng không chữa được bệnh ung thư. Bộ đôi này chỉ có thể có hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị y tế khác.
Trà xanh và gừng giúp bạn giảm cân
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trà xanh và gừng có thể giúp kiểm soát chất béo và tình trạng béo phì. Trong một nghiên cứu, viên nang giảm cân được chiết suất từ trà xanh, gừng và capsaicin (thành phần cay của ớt) hiệu quả hơn đáng kể trong việc thúc đẩy giảm cân, so với giả dược.
Lưu ý khi sử dụng nước trà xanh và gừng
Bạn không nên sử dụng quá nhiều gừng bởi dung nạp quá nhiều gừng có thể gây tiêu chảy, ợ chua và thậm chí là nhịp tim không đều.
Một số nghiên cứu bày tỏ lo ngại rằng sử dụng trà xanh và gừng có thể tương tác với thuốc chống đông máu. Những người đang sử dụng loại thuốc này không nên uống nước chè xanh với gừng.
Cách pha nước chè xanh với gừng
Nguyên liệu
Lá trà xanh hoặc trà khô: 1 nắm khoảng 50g hoặc 8g trà khô.
Gừng ta, già, thơm, 1 củ.
Mật ong hoặc đường phèn.
Cách làm
Lá trà xanh rửa sạch, bóp nát. Gừng làm sạch, để cả vỏ, thái lát.
Đun 2 lít nước, đến khi sủi bọt lăn tăn thì cho trà xanh vào khuấy đều. Sau đó, đậy vung lại, đun nhỏ lửa thêm 5 phút.
Khi nước sôi, cho gừng vào, khuấy đều rồi bắc bếp ra.
Ủ nguyên lá trong nước, không cần vớt ra.
Lưu ý: không cho gừng vào lúc nước sôi, để giữ được tinh dầu gừng thấm vào trà.
Cách dùng
Đợi nước chè xanh nguội, có thể thêm đường phèn hoặc mật ong cho dễ uống.
Uống sau bữa ăn 5-10 phút là tốt nhất.
Công thức này hỗ trợ
Giảm đau lưng, đau xương khớp, phong tê thấp
Giảm hấp thu mỡ vào gan, máu
Hạ men gan, đường huyết
Tăng cường miễn dịch
Giảm ho khan, ho có đờm, viêm phổi, phế cảm.
Tuy nhiên, trong trà giàu tanin khó tổng hợp sắt nên người thiếu máu không nên dùng. Trà xanh chứa caffeine có thể gây triệu chứng chóng mặt, cồn cào, nôn ói nếu dùng nhiều. Vì thế bạn không nên uống trà xanh và gừng đều không nên dùng vào buổi tối.
Không uống nước trà lúc đói bụng vì dễ bị say, nhất là trà tươi (có thể gây nôn mửa). Không dùng trà đặc với lượng trên 10g trà khô/lần/người.
Khi uống nước chè bình thường cũng phải cách xa giờ uống thuốc có sắt; có Alcaloid (như mã tiền, cà độc dược...), có Aspirin, Ibuprofen, Warfarin, Paracetamol, Phenylpropanolamine, Ephedrine, Phenytoin, Methotrexate, vitamin B9, Nadolol. Người bệnh cần phẫu thuật không uống nước chè trước và sau khi mổ 1 ngày, để phòng chảy máu do khó đông máu.
Uống trà làm chậm quá trình lão hóa
Thường xuyên uống trà có thể góp phần tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi một nơi ấm cúng yêu thích của mình, thư giãn sau một ngày dài với một tách trà trên tay. Thật thú vị là thói quen uống trà hàng ngày không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn mà còn có thể làm chậm quá trình lão hóa sinh học.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra mức trà tối ưu sử dụng thường xuyên mỗi ngày là khoảng 3 tách hoặc 6 - 8 gam lá trà. Tiêu thụ lượng trà như vậy sẽ mang lại lợi ích chống lão hóa rõ ràng nhất. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý, nếu có thói quen uống trà mà bạn dừng việc này lại, quá trình lão hóa sinh học của bạn có thể diễn ra nhanh hơn. Có vẻ như duy trì thói quen uống trà thường xuyên chính là chìa khóa để khai thác những lợi ích của nó.
Phát hiện trên làm nổi bật vai trò tiềm năng của trà trong việc phát triển các biện pháp can thiệp chống lão hóa theo định hướng dinh dưỡng và hướng dẫn các chính sách lão hóa lành mạnh.
Bí mật đằng sau tách trà
Điều gì khiến trà trở thành vũ khí bí mật chống lại lão hóa? Các nhà khoa học tin rằng đó là polyphenol - hoạt tính sinh học chính trong trà. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột, tác động đến những thay đổi liên quan đến tuổi tác, khả năng miễn dịch, quá trình trao đổi chất và thậm chí là chức năng nhận thức.
Mặc dù vậy, trà không phải là một loại đồ uống phù hợp với tất cả mọi người. Có nhiều loại khác nhau, mỗi loại mang lại lợi ích sức khỏe riêng biệt thông qua các phương pháp chế biến riêng.
Ngoài khả năng làm chậm quá trình lão hóa, trà còn có liên quan đến việc tăng cường sự tỉnh táo về mặt tinh thần, nhờ hàm lượng caffeine. Sự kết hợp độc đáo giữa caffeine và axit amin L-theanine trong trà giúp tăng cường sự chú ý, trí nhớ tốt hơn và thời gian phản ứng nhanh hơn, dẫn đến cải thiện hiệu suất tinh thần.
Đáng chú ý là trà, đặc biệt là trà xanh, cũng hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Chứa nhiều florua, trà giúp men răng chắc khỏe và giảm nguy cơ sâu răng. Các polyphenol và catechin có trong trà cũng chống lại vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu răng.